Banner dịch vụ chốt thuế chuyển quậnBanner dịch vụ báo cáo tài chínhBanner dịch vụ quyết toán thuếBanner dịch vụ kê khai thuế ban đầuBanner dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Cách nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất

Để làm tốt công việc của người kế toán thì bạn cần phải nắm vững các nghiệp vụ, muốn nắm vững nghiệp vụ thì bạn cần ghi nhớ các tài khoản kế toán, đó là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.
Sau đây Công ty kế toán Việt Luật xin hướng dẫn các bạn cách ghi nhớ từng tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

1. Làm quen với từng loại tài khoản:

- Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác.
VD: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Các bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.

2. Bản chất của từng loại tài khoản:

- Loại tài khoản đầu 1 và 2 - Là loại tài khoản “Tài sản”
VD: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, Công cụ dụng cụ, TSCĐ ...
- Loại tài khoản đầu 3 - Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
VD: Phải trả người bán, Các khoản thuế phải nộp, Phải trả người lao động, phải trả khác, vay nợ thuê tài chính ...
- Loại tài khoản đầu 4 - Là loại tài khoản “Vốn chủ sở hữu”
VD: Vốn đầu tư của Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ...
- Loại tài khoản đầu 5 - Là loại tài khoản “Doanh thu”
VD: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; Doanh thu bán thành phẩm ...
- Loại tài khoản đầu 6 - Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
VD: Chi phí mua hàng; Chi phí sản xuất; Chi phí giá vốn; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý Doanh nghiệp ... (Thông tư 133 và Thông tư 200 khác biệt chủ yếu ở Loại tài khoản này. Thông tư 200 quy định chi tiết từng loại Tài khoản chi phí)
- Loại tài khoản đầu 7 - Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
VD: Thu nhập khác gồm: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Khoản tiền phạt thu được; Các khoản cho biếu, tặng mà DN nhận được...
- Loại tài khoản đầu 8 - Là loại tài khoản “Chi phí khác”
VD: Chi phí thuế TNDN phải nộp; Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính ...
- Loại tài khoản đầu 9 - Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Cuối kỳ sẽ Tập hợp toàn bộ CP và DT vào TK này)
Như vậy:
- Nói đến Tiền, Hàng hóa và Tải sản thì nhớ đến TK đầu 1 và 2.
- Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
- Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
- Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
- Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
- Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.
Chú ý:
- TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN
cách ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán
- TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN
Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7

3. Cách định khoản các tài khoản:

a, Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
- Khi phát sinh Tăng: Ghi bên NỢ
- Khi phát sinh Giảm: Ghi bên CÓ
b, Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:
- Khi phát sinh Tăng: Ghi bên CÓ
- Khi phát sinh Giảm: Ghi bên NỢ
VD: Phát sinh nghiệp vụ mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt
- Mua hàng (là hàng hóa-> Tăng hàng hóa lên, ghi bên NỢ)
- Thành toán bằng tiền mặt (là tiền mặt -> Giảm tiền mặt, ghi bên CÓ)
-> Hạch toán khi thanh toán tiền mua hàng:
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 111 - Tiền mặt

4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:

- Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
- Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.
Trên đây là những kiến thức cơ bản để các bạn có thể ghi nhớ nhanh bảng hệ thống tài khoản kế toán, điều quan trọng nhất là các bạn làm nhiều bài tập là sẽ nắm vững nghiệp vụ, chi tiết các bạn có thể xem thêm: Bài tập định khoản nguyên lý kế toán
Tags:
Thông tin công ty

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Địa chỉ: Tòa nhà Việt Luật Office, V6-A02 KĐT The Terra An Hưng, Số 102 Nguyễn Thanh Bình, Q Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0973826829 I Email: Info.vietluat@gmail.com
Website: ketoanvietluat.com   I  tuvanvietluat.com.vn
 
Bảng giá dịch vụ
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói 16/09/2021
2 Bảng giá dịch vụ báo cáo tài chính 16/09/2021
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá chữ ký số Fast CA 22/07/2021
2 Bảng giá chữ ký số NEW CA 16/09/2021
3 Bảng giá chữ ký số V1N CA 22/07/2021
4 Bảng giá chữ ký số BKAV CA 16/09/2021
5 Bảng giá chữ ký số NewTel CA 22/07/2021
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá hóa đơn điện tử BKAV eHoadon 16/09/2021
2 Bảng giá hóa đơn điện tử V1N 16/09/2021
3 Bảng giá hóa đơn điện tử m-invoice 16/09/2021
4 Bảng giá hóa đơn điện tử New-Invoice 22/07/2021
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá dịch vụ quyết toán thuế 26/07/2021
2 Bảng giá dịch vụ hoàn thuế 26/07/2021
3 Bảng giá dịch vụ kê khai thuế ban đầu 26/07/2021
4 Bảng giá dịch vụ làm sổ sách kế toán 26/07/2021
5 Bảng giá dịch vụ đóng mã số thuế 26/07/2021
6 Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp 26/07/2021

vì sao chọn chúng tôi?

Chất lượng

Chất lượng dịch vụ

Icon Mũi tênUy Tín

Icon Mũi tênChuyên Nghiệp

Icon Mũi tênMinh Bạch, Chính Xác



 

Cam kết tại Việt Luật

Nhanh chóng - Đúng hẹn

Icon Mũi tênBáo Cáo Thuế Đúng Lịch
Icon Mũi tênXử Lý Chứng Từ Nhanh Chóng
Icon Mũi tênBàn Giao Hồ Sơ Gốc Đầy Đủ

Tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ tại Việt Luật

Giá cạnh tranh nhất

Icon Mũi tênCam Kết Giá Cạnh Tranh
Icon Mũi tênTiết Kiệm Chi Phí Tối Đa
Icon Mũi tênƯu Đãi Dịch Vụ Hấp Dẫn

Chăm sóc, tư vấn khách hàng miễn phí

Hỗ trợ 24/7

Icon Mũi tênHỗ Trợ Giải Đáp 24/7

Icon Mũi tênTư Vấn Giải Pháp Tốt Nhất
Icon Mũi tênMiễn Phí 100%