Banner dịch vụ chốt thuế chuyển quậnBanner dịch vụ báo cáo tài chínhBanner dịch vụ quyết toán thuếBanner dịch vụ kê khai thuế ban đầuBanner dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi xin việc và cách trả lời

“Chuẩn bị sẵn sàng” luôn là cách tốt nhất để trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng với danh sách 30 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và gợi ý cách trả lời từ HR Insider sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi gặp gỡ nhà tuyển dụng của mình nhé!

1. Câu hỏi phỏng vấn tự giới thiệu về bản thân

Hầu hết nhà tuyển dụng đều dùng câu hỏi này để bắt đầu câu chuyện với ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây có phải là một ứng viên phù hợp hay không và đưa ra các câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.
Để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp, … Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút. Chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.

2. Thế mạnh của bạn là gì?

Để biết bạn có phải là một ứng viên phù hợp với công việc hay không, nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu này. Và thay vì tập trung nhiều về số lượng với những mỹ từ mô tả bản thân, bạn hãy chọn lọc 2 – 3 điểm nổi bật của mình, có liên quan đến công việc để giới thiệu cùng với một vài ví dụ cụ thể. Những câu chuyện, trải nghiệm chân thật của ứng viên sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn bất cứ lời hoa mỹ nào.
Và để biết đâu là những điểm nổi bật của bản thân, phù hợp với công việc đã ứng tuyển, bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

3. Điểm yếu của bạn là gì?

Điều mà nhà tuyển dụng mong chờ khi hỏi câu này chính là khả năng tự ý thức và tính trung thực của ứng viên. Vì thế, thay vì trả lời những câu hỏi như: “Tôi không có điểm yếu nào”, bạn hãy lựa chọn 1 – 2 vấn đề mà bản thân thật sự chưa tốt để chia sẻ. Và đừng chỉ dừng lại ở việc nói về điểm yếu của bản thân mà hãy chia sẻ thêm về cách bạn sẽ cải thiện nó trong tương lai.
Chẳng hạn như, điểm yếu của bạn là rất ngại khi phải nói chuyện trước đám đông, vì thế trong thời gian gần đây bạn đã tham gia một vài câu lạc bộ nhỏ với vai trò một người chia sẻ để khắc phục khả năng của mình.

4. Mục tiêu của bạn là gì?

Với câu hỏi này, bạn cần chia rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn, hãy nói rằng bạn mong muốn tìm được một công việc có thể khiến bạn phát huy tối đa thế mạnh và kinh nghiệm đang có. Bên cạnh đó, bạn cũng mong muốn được đóng góp công sức vào sự phát triển của công ty.
Với mục tiêu dài hạn, bạn cần có cái nhìn rộng hơn. Có thể đó là trở thành mẫu người mà bạn muốn hướng tới hoặc bạn muốn tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp của mình và làm những điều khiến bản thân, gia đình tự hào…

5. Bạn có yêu cầu gì về mức lương?

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng thường có 3 lý do sau:
Công ty đã có ngân sách cho vị trí này và muốn tìm hiểu về kỳ vọng của ứng viên.
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào chia sẻ của ứng viên và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để đưa ra một con số phù hợp. Nếu thấy hầu hết ứng viên đều đưa ra một con số cao hơn ngân sách của công ty, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải suy nghĩ về khoảng ngân sách mới cho vị trí này.
Đánh giá mức độ nhận biết về giá trị của ứng viên đối với chính mình.
Một ứng viên hiểu rõ bản thân đáng giá bao nhiêu trên thị trường và tự tin nói về nó luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Đánh giá mức độ kinh nghiệm của ứng viên.
Dựa trên con số mà ứng viên đưa ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào kinh nghiệm và khả năng làm việc của họ đối với các ứng viên còn lại.
Chiến lược để trả lời câu hỏi này chính là tìm hiểu về mức lương thị trường cho vị trí bản thân ứng tuyển và đưa ra một khoản lương thay vì một con số cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi thêm về các chế độ đãi ngộ của công ty để cân nhắc về mức độ hợp lý của mức lương nhà tuyển dụng đề xuất.

6. Bạn có thể cho chúng tôi những gì mà người khác không thể?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc kép của nhà tuyển dụng nhằm xác định được 2 điều từ ứng viên: thế mạnh và sự phù hợp của ứng viên với vị trí mà họ tuyển dụng. Phương thức tốt nhất để trả lời câu hỏi này là “be yourself”. Nghĩa là bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về ưu điểm hoặc kinh nghiệm, những kiến thức mà bạn có phù hợp với vị trí mà bản thân ứng tuyển.
Đừng nói vòng vo hay chia sẻ những vấn đề quá cao siêu, khó thực hiện, hãy tập trung vào những vấn đề nhỏ, thiết yếu và có thể thực hiện được ở mọi thời điểm. Nếu không cảm thấy tự tin về câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc để tìm ra đâu là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.

7. Một thành tựu mà bạn tự hào nhất

Một trong những cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là áp dụng phương pháp STAR: Tình huống – Nhiệm vụ – Hành động – Kết quả. Chia sẻ về vấn đề bạn gặp phải, vai trò của bạn và những thành quả mà bạn đạt được sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những cố gắng, nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.

8. Bạn biết điều gì về công ty chúng tôi?

Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm, nhiệt huyết với công ty. Vì thế đừng dại dột nói những câu như: “Tôi không biết gì cả, anh/ chị có thể chia sẻ thêm không?” Hãy là người chủ động tìm hiểu thông tin về công ty trước buổi phỏng vấn, liệt kê những điều bản thân còn thắc mắc trong công việc lẫn cả văn hóa công ty để có thể trao đổi thêm với nhà tuyển dụng.
Việc tìm hiểu trước về công ty cũng giúp bạn có thể nhiều thông tin để so sánh, đối chiếu và biết được đâu là nơi phù hợp với bản thân trong trường hợp nhận được nhiều lời đề nghị làm việc khác nhau.

9. Làm thế nào bạn biết đến vị trí này?

Đối với ứng viên đây là một câu hỏi hết sức vô nghĩa. Nhưng đối với nhà tuyển dụng, câu hỏi này sẽ giúp họ đánh giá được khả năng giao tiếp và độ nhạy bén của ứng viên. Đừng chỉ trả lời là bạn nghe người thân, bạn bè giới thiệu hay thông qua một website tìm việc trực tuyến mà hãy chia sẻ đến sự hứng thú của bản thân khi đọc được bản mô tả công việc hay văn hóa công ty.

10. Sau bao lâu bạn sẽ mang đến thành quả cho công ty?

Chiến lược tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn này chính là đừng tập trung hứa hẹn đến những kế hoạch dài hạn hoặc quá khó thực hiện. Bạn có thể chia nhỏ thời gian như trong 2 tuần đầu bạn sẽ làm gì, 2 tuần tiếp theo sẽ ra sao, … Tùy vào khả năng và vị trí công việc mà bạn lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này và nhấn mạnh đến những cố gắng để mang về lợi ích cao nhất cho công ty.

11. Vì sao tôi nên tuyển dụng bạn?

Để xác định ứng viên có phù hợp với công việc và văn hóa của công ty hay không, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi này. Phương pháp tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn này là đi thẳng vào vấn đề, nhấn mạnh đến việc bạn đã tìm hiểu vị trí này ra sao và ưu điểm tính cách của bản thân phù hợp như thế nào. Bạn đừng quên đề cập đến ít nhất một kỹ năng mềm bên cạnh tính cách, có liên quan đến công việc, để nhà tuyển dụng có nhiều hơn một khía cạnh đánh giá năng lực của bạn.
Tránh những câu trả lời mang tính chung chung, dài dòng nhưng không thể hiện rõ quan điểm cá nhân như “Tôi không chắc rằng ưu điểm này có phù hợp với công việc không…”

12. Tại sao bạn rời bỏ công việc cũ?

Để có một nhận định rõ ràng hơn về tính cách và năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi này. Vì thế, bạn cần phải có một câu trả lời thật ngắn gọn, rõ ràng và mang tính tích cực. Có nghĩa bạn nên tránh những lý do nghỉ việc như do cấp trên, đồng nghiệp hay môi trường, văn hóa công ty và tập trung chia sẻ về các dự định phát triển sự nghiệp cá nhân.

13. Khả năng quản lý/ lãnh đạo của bạn?

Ở một số vị trí như trưởng nhóm, cấp quản lý, nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi này để đánh giá tính cách và kỹ năng của ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không. Vì thế, bạn đừng vội khẳng định mình có hay không yếu tố lãnh đạo, quản lý nhân sự mà hãy xác định đâu là điều mà nhà tuyển dụng hướng tới. Và theo kinh nghiệm phỏng vấn từ các chuyên gia nhân sự, để trả lời câu hỏi này, bạn có thể thực hiện theo 3 bước sau:
1. Xác định đối với bản thân, định nghĩa “quản lý tốt” là như thế nào
2. Chia sẻ những nỗ lực của bản thân để đáp ứng định nghĩa đã đưa ra
3. Nêu một hoặc hai ví dụ thực tế về vấn đề quản lý/ lãnh đạo mà bản thân từng trải qua

14. Bạn nghĩ bản thân cần cải thiện điều gì?

Nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi này trong buổi phỏng vấn xin việc với ứng viên để đánh giá 2 điều, gồm: khả năng ý thức về nhược điểm của ứng viên và sự cầu tiến. Để trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, bạn cần đưa ra quan điểm rõ ràng của bản thân về ưu nhược điểm của mình và kế hoạch cụ thể để thay đổi. Vì đây là câu hỏi để đánh giá tính cách của ứng viên, bạn cần phải cẩn trọng đưa ra câu trả lời, không nên đưa ra quá nhiều điểm yếu của bản thân. Và tuyệt đối, đừng nói những câu trả lời chung chung như: “Tôi cảm thấy bản thân mình không có điều gì cần cải thiện.”
Để cân bằng câu trả lời, bạn nên đề cập đến một nhược điểm của bản thân mà bạn sẽ đã và đang cải thiện trong thời gian này và một ưu điểm của bản thân mà bạn dự tính sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn. Một câu chuyện, trải nghiệm chân thật giúp bạn nhận ra và mong muốn cải thiện bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

15. Theo bạn thành công có nghĩa là gì?

Đừng trả lời một cách máy móc như những định nghĩa thành công mà bạn tìm được trên Google. Hãy chia sẻ chân thành với nhà tuyển dụng về quan điểm của bạn về thành công và cách bạn nỗ lực để đạt được điều đó. Vì đây là một câu hỏi để đánh giá tính chân thật ở một ứng viên, nên dù câu trả lời của bạn có khác biệt đến đâu cũng không quan trọng bằng chia sẻ chân thành của mình.

16. Bạn có làm việc tốt khi bị áp lực không?

Đây được xem là câu hỏi kinh điển mà hầu hết nhà tuyển dụng chọn để hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn. Để trả lời câu hỏi này tốt nhất, bạn có thể thực hiện theo 2 bước sau:
1. Xác định giới hạn của bản thân trước những thách thức: Hãy chia sẻ những vấn đề trong công việc có thể khiến bạn cảm thấy áp lực thay vì khẳng định rằng: “Tôi không khi nào gặp phải áp lực vì công việc”. Việc chia sẻ thẳng thắn về vấn đề sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn về tính cách cũng như khả năng chịu trách nhiệm trong công việc của bạn.
2. Chia sẻ trải nghiệm của bạn khi gặp áp lực trong công việc và cách vượt qua: Một câu chuyện chân thật và những hành động thiết thực của bạn trong thời điểm khó khăn sẽ giúp bạn ghi điểm hơn là những lời hứa hẹn.

17. Bạn biết gì về vị trí bạn đang phỏng vấn?

Kinh nghiệm phỏng vấn cho thấy, phương pháp tốt nhất để trả lời câu hỏi này là bạn phải tìm hiểu về công ty, vị trí đã ứng tuyển trước khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc. Và đừng quên tận dụng những tìm hiểu của mình để đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng nhé! Đây cũng là một cách giúp bạn đánh giá được đây có phải là nơi phù hợp với bản thân hay không.

18. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất?

Ở câu hỏi này, bạn hãy chia sẻ chân thật những gì bản thân nghĩ dựa trên kinh nghiệm làm việc. Và một câu chuyện kể về trải nghiệm của bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong câu hỏi này.

19. Hãy mô tả về tính cách của mình?

Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến tính cách của bạn mà còn để đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Vì thế, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm làm việc của bản thân để xác định đâu là tính cách phù hợp với công việc và chia sẻ điều đó với nhà tuyển dụng.
Ở câu hỏi này, các bạn có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều và có phần hơi khoe khoang về thế mạnh của bản thân. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn đấy! Hãy nói vừa đủ, tập trung vào các vấn đề chuyên môn, công việc và nếu có chia sẻ về thế mạnh, hãy đưa ra các số liệu chứng minh cụ thể trong buổi phỏng vấn xin việc nhé!

20. Bạn xử lý một tình huống khó khăn như thế nào?

Không có câu trả lời nào hay hơn việc chia sẻ một trải nghiệm mà bạn đã từng có khi gặp khó khăn trong công việc. Cách mà bạn xử lý vấn đề hay thậm chí là cách bạn rút ra được kinh nghiệm từ lần thất bại khi xử lý vấn đề, hãy chia sẻ thật rõ ràng với nhà tuyển dụng. Và chắc chắn không ai có thể từ chối một ứng viên với tính cách cầu tiến, biết rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân.
Tags:
Thông tin công ty

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Địa chỉ: Tòa nhà Việt Luật Office, V6-A02 KĐT The Terra An Hưng, Số 102 Nguyễn Thanh Bình, Q Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0973826829 I Email: Info.vietluat@gmail.com
Website: ketoanvietluat.com   I  tuvanvietluat.com.vn
 
Bảng giá dịch vụ
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói 16/09/2021
2 Bảng giá dịch vụ báo cáo tài chính 16/09/2021
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá chữ ký số Fast CA 22/07/2021
2 Bảng giá chữ ký số NEW CA 16/09/2021
3 Bảng giá chữ ký số V1N CA 22/07/2021
4 Bảng giá chữ ký số BKAV CA 16/09/2021
5 Bảng giá chữ ký số NewTel CA 22/07/2021
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá hóa đơn điện tử BKAV eHoadon 16/09/2021
2 Bảng giá hóa đơn điện tử V1N 16/09/2021
3 Bảng giá hóa đơn điện tử m-invoice 16/09/2021
4 Bảng giá hóa đơn điện tử New-Invoice 22/07/2021
STT Hình ảnh Kênh Update Download
1 Bảng giá dịch vụ quyết toán thuế 26/07/2021
2 Bảng giá dịch vụ hoàn thuế 26/07/2021
3 Bảng giá dịch vụ kê khai thuế ban đầu 26/07/2021
4 Bảng giá dịch vụ làm sổ sách kế toán 26/07/2021
5 Bảng giá dịch vụ đóng mã số thuế 26/07/2021
6 Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp 26/07/2021

vì sao chọn chúng tôi?

Chất lượng

Chất lượng dịch vụ

Icon Mũi tênUy Tín

Icon Mũi tênChuyên Nghiệp

Icon Mũi tênMinh Bạch, Chính Xác



 

Cam kết tại Việt Luật

Nhanh chóng - Đúng hẹn

Icon Mũi tênBáo Cáo Thuế Đúng Lịch
Icon Mũi tênXử Lý Chứng Từ Nhanh Chóng
Icon Mũi tênBàn Giao Hồ Sơ Gốc Đầy Đủ

Tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ tại Việt Luật

Giá cạnh tranh nhất

Icon Mũi tênCam Kết Giá Cạnh Tranh
Icon Mũi tênTiết Kiệm Chi Phí Tối Đa
Icon Mũi tênƯu Đãi Dịch Vụ Hấp Dẫn

Chăm sóc, tư vấn khách hàng miễn phí

Hỗ trợ 24/7

Icon Mũi tênHỗ Trợ Giải Đáp 24/7

Icon Mũi tênTư Vấn Giải Pháp Tốt Nhất
Icon Mũi tênMiễn Phí 100%